Phòng Khám IELTS

Giải đáp hết mọi thắc mắc "Tại sao"
trong quá trình học IELTS.

Làm sao để hết “bí ý” trong IELTS Speaking Part 3?

05 tháng 04, 2022

Bạn Minh hỏi: Chào bác sĩ. Em đang luyện tập speaking và cảm thấy Part 3 luôn là phần khó nhất, về cả ý tưởng lẫn các cấu trúc câu, mà lại không có thời gian chuẩn bị. Em thường bị mất điểm ở phần này nhưng chưa biết cách nào để có thể trả lời trôi chảy ạ, vì em thường không có quá nhiều kiến thức về những chủ đề quá học thuật. Mong bác sĩ giải đáp và hướng dẫn cho em.

Bác sĩ trả lời:

Cảm ơn Minh đã đặt câu hỏi cho bác sĩ. Part 3 trong IELTS Speaking quả là phần thi “khó nhằn” nhất trong 3 phần, vì nó yêu cầu thí sinh vận dụng tối đa các kĩ năng chỉ trong vỏn vẹn 5-7 phút. Em vừa phải có một nền tảng kiến thức xã hội khá tốt, kỹ năng sắp xếp ý tưởng logic, quản lý thời gian phù hợp, lại vừa phải để ý sử dụng từ vựng band cao cũng như đa dạng các cấu trúc ngữ pháp,…

Việc em cần làm là luyện tập thật nhiều để có thể nâng cao kỹ năng phản xạ của mình với những câu hỏi khó, vì chỉ có thực lực mới giúp em có được thành công như mong đợi. Tuy nhiên bên cạnh đó, bác sĩ mách em những tips sau để “phòng thân” khi đụng độ những câu hỏi “ từ trên trời rơi xuống” nhé!

1. Nhờ giám khảo ‘rephrase the question’

Đôi lúc, điều khiến bạn cảm thấy bối rối trong phòng thi không phải là bản chất câu hỏi, mà là do cách dùng từ “đao to búa lớn” của giám khảo mà thôi. Chỉ với thao tác rephrase – diễn đạt lại bằng ngôn từ đơn giản, dễ hiểu, họ có thể giúp em nắm bắt được nội dung câu hỏi tốt hơn, từ đó trả lời đúng trọng tâm. Vì thế, đừng ngại ngần mà hãy cứ nói “Can you rephrase the question?” em nhé! 

2. Nhận xét về câu hỏi 

Khi bạn đã hiểu câu hỏi của mình, hãy comment về nó. Hãy thừa nhận rằng đây là một chủ đề khó và em chưa từng nghe hay nghĩ về nó bao giờ. Việc này sẽ giúp giám khảo biết rằng em sẽ khó lòng đưa ra một câu trả lời đúng chuyên môn, mà hầu hết sẽ chỉ dựa trên quan sát và kinh nghiệm cá nhân, nên họ sẽ dễ dàng thông cảm cho em nếu như có gì sai sót. Cùng lúc đó, việc đưa ra nhận xét về câu hỏi sẽ giúp em có thêm thời gian để suy nghĩ ý tưởng mới. 

Một số mẫu câu em có thể tham khảo: 

  • ‘This is a big/ grand question’
  • ‘I haven’t thought about this before, but…
  • ‘I don’t have the foggiest idea/ the first thing about this, but…’
  • ‘Well, this is not easy to tell, as … is not my area of expertise. However,…’

3. Khai thác tất cả những khía cạnh của ý tưởng bạn vừa nghĩ ra

Vì chúng ta đang “bí ý”, nên việc nghĩ ra 1 ý tưởng cũng đã quá tốt rồi. Việc cần làm bây giờ là đi sâu vào các khía cạnh liên quan đến nó (quan điểm, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp, ví dụ,…) để khai thác vấn đề một cách triệt để. Trong lúc trả lời, hãy cố gắng tìm những từ vựng, cấu trúc câu khác nhau để paraphrase, tránh lặp đi lặp lại liên tục một từ, vì như thế em sẽ vô tình khiến tip này trở nên phản tác dụng đấy! 

Một số mẫu câu hữu ích: 

Nguyên nhân: 

  • The  major cause/main reason of this is…
  • It  all  stems  from…,
  • It comes down to the fact that…

Giải pháp: 

  • We could solve the problem by…,
  • I  would  suggest  …ing, 
  • I  think  it’s  a  good  idea  to…,
  • One possible  solution is…

Đưa ví dụ:

  • …can be a good example for this.
  • To give you an idea …
  • To show you what I mean …

Hy vọng những tips này sẽ giúp em có thêm tự tin khi bước vào phòng thi. Đừng quên luyện tập Speaking đều đặn mỗi ngày em nhé! Chúc em thành công. 

Bình luận

Bình luận