Cách đọc ngữ điệu trong tiếng Anh rất quan trọng nhất là với bạn học ngôn ngữ nhằm mục đích du học hay định cư sinh sống tại nước ngoài. Một ngữ điệu hay sẽ mang đến hiệu quả giao tiếp tốt hơn. Bài viết bên dưới sẽ tổng hợp những quy tắc ngữ điệu trong tiếng Anh cốt lõi nhất, bạn theo dõi nhé!
1. Ngữ điệu trong tiếng Anh là gì?
Bạn có thể hiểu đơn giản ngữ điệu trong tiếng Anh là sự lên xuống của giọng nói. Ta có thể ví ngữ điệu như “nhạc tính” ở trong câu. Một lời nói không thể thiếu đi ngữ điệu. Đây là bộ phận quan trọng, giúp bạn truyền tải cảm xúc của mình như vui, buồn, giận hờn,…
Hiện nay, ngữ điệu trong tiếng Anh có 2 loại phương thức là ngữ điệu lên (the rising tune) và ngữ điệu xuống (the falling tune). Chính vì thế, nếu quy tắc ngữ điệu được áp dụng không chính xác sẽ làm người nghe hiểu nhầm.
Có thể bạn quan tâm:
Trình tiếng Anh lên như “diều gặp gió” với cách đọc sách song ngữ hiệu quả
2. Ngữ điệu có vai trò như thế nào
Trong giao tiếp tiếng Anh giữa những người bản xứ, ngữ điệu đóng vai trò rất quan trọng. Cụ thể:
2.1. Thể hiện thái độ
Người nghe có thể hiểu rõ thái độ của người nói qua ngữ điệu của họ trong tiếng Anh giao tiếp. Bởi ngữ điệu sẽ nói lên cảm xúc của bạn như giận hờn, vui vẻ,…
Hãy xem xét ví dụ sau: Nếu một nhân viên phục vụ bàn tại nhà hàng hỏi bạn rằng “How’s the chocolate muffin, madam”. Tiếp đến, bạn trả lời “mMMmmmm” đi kèm với đó là ngữ điệu lên ở giữa, xuống ở cuối. Khi đó nhân viên sẽ lập tức hiểu rằng bạn hài lòng và đánh giá cao sản phẩm của họ.
2.2. Thể hiện ngữ pháp
Đôi khi cách đọc ngữ điệu trong tiếng Anh tương thích với cấu trúc ngữ pháp. Chẳng hạn những từ để hỏi hay Wh-question sẽ được xuống giọng ở cuối câu. Tuy nhiên, những câu hỏi yes-no lại có ngữ điệu hướng lên. Do đó có thể thấy rằng ngữ điệu còn đóng vai trò thể hiện ngữ pháp cho câu nói.
3. Quy tắc ngữ điệu lên giọng
3.1. Lên giọng ở cuối câu hỏi Yes/No
Dạng câu hỏi Yes/No được dùng khi muốn hỏi có hay không một sự kiện, sự việc, hiện tượng nào đó một cách ngắn gọn và đúng trọng tâm. Khi giao tiếp bằng kiểu câu này, chúng ta sẽ lên giọng ở cuối câu.
Ví dụ:
- Do you like red?
- Does she know you?
3.2. Ngữ điệu chính trong tiếng Anh: Lên giọng ở cuối câu hỏi đuôi
Câu hỏi đuôi là dạng câu hỏi khá phức tạp và khó xác định lên hay xuống giọng. Do đó bạn cần phải chú ý nhiều về dạng này.
Chúng ta sẽ lên giọng cuối câu trong trường hợp muốn nhận được câu hỏi chính xác là đúng hay không?
Ví dụ:
- You are a doctor, aren’t you?
- Yes. I’m.
Hoặc:
- No. I’m a teacher.
Ta sẽ xuống giọng ở cuối câu khi bản thân đã chắc chắn điều mình hỏi và mong đợi câu trả lời đồng ý.
Ví dụ:
- She’s beautiful, isn’t she?
- Yes, She is.
3.3. Lên giọng khi thể hiện cảm xúc tích cực
Khi muốn thể hiện cảm xúc tích cực như vui vẻ, hạnh phúc, bạn sẽ lên giọng tại những tính từ này.
Ví dụ:
Wow, I’m so happy.
Xem thêm:
Cách đọc tên các quốc gia bằng tiếng Anh không thể bỏ lỡ
Vượt vũ môn với bộ câu hỏi IELTS Speaking Part 1 Education “chuẩn không cần chỉnh”
3.4. Cách đánh ngữ điệu trong tiếng Anh: Lên giọng ở câu cầu khiến
Khi bạn muốn nhờ vả ai đó làm gì giúp mình, hãy sử dụng câu cầu khiến.Hãy lên giọng ở cuối câu để thể hiện sự thành khẩn, tránh hiểu nhầm với câu mệnh lệnh hay ép buộc người khác.
Ví dụ:
Will you turn on the light for me, please?
3.5. Lên giọng khi xưng hô thân mật
Khi muốn gọi tên hay xưng hô một cách thân mật, bạn hãy nhấn mạnh vào những từ đó.
Ví dụ:
My honey, I love you.
4. Quy tắc ngữ điệu xuống giọng
4.1. Xuống giọng cuối câu chào hỏi
Ở cuối câu chào hỏi, người bản xứ thường xuống giọng. Điều này thể hiện tính lịch sự và thân mật.
Ví dụ:
Good Morning!
4.2. Xuống giọng ở cuối câu hỏi WH
Nhằm mong muốn được giải đáp một cách rõ ràng hơn về sự vật, sự việc nào đó, ta sẽ dùng câu hỏi WH để giao tiếp trong tiếng Anh. Có những loại câu hỏi WH như sau: what, where, who, which, whom, whose, why… và How.
Ta sẽ xuống giọng ở cuối câu khi dùng câu hỏi WH.
Ví dụ:
- Why don’t you like rain?
- How many cats do you have?
4.3. Xuống giọng cuối câu trần thuật
Ta sẽ dùng câu trần thuật (câu kể) để nói về một sự vật, sự việc, hiện tượng trong tự nhiên, đời sống xã hội. Đây là một trong số dạng câu phổ biến nhất trong tiếng Anh. Khi giao tiếp bằng câu tường thuật, bạn cần xuống giọng ở cuối câu để đạt hiệu quả giao tiếp.
Ví dụ:
I love Danang City because it is a peaceful city.
4.4. Xuống giọng cuối câu đề nghị, mệnh lệnh
Không giống như câu cầu khiến, câu mệnh lệnh nói lên tính chất nghiêm trọng và xu hướng áp đặt. Do đó, ngữ điệu của câu cầu khiến chính là xuống giọng ở cuối câu.
Ví dụ:
Sit down!
4.5. Xuống giọng khi câu cảm thán thể hiện sự tiêu cực
Bạn nên xuống giọng một chút với những câu cảm thán mang cảm xúc tiêu cực. Khi đó đối phương sẽ cảm nhận được cảm xúc bạn muốn truyền tải.
Ví dụ:
I’m so sad.
Những bài viết có lượt xem nhiều nhất:
Thuần thục cách phát âm chữ U trong tiếng Anh với 5 phút
Nằm lòng 3 cách phát âm chữ y trong tiếng Anh giúp bạn dễ dàng giao tiếp
5. Quy tắc ngữ điệu lên – xuống
5.1. Ngữ điệu tiếng Anh trong câu hỏi lựa chọn
Với một câu hỏi lựa chọn, thông thường người bản xứ sẽ lên giọng ở “phương án 1” và xuống giọng ở cuối câu, tức “phương án” 2.
Ví dụ:
Do you like (➚) coffee or (➘)tea?
5.2. Quy tắc ngữ điệu trong câu liệt kê
Hàng loạt các từ, cụm từ cùng loại được sắp xếp nối tiếp nhau tạo thành câu, ta gọi đó là câu liệt kê. Trong tiếng Anh, ta sẽ lên giọng trước dấu phẩy và trước liên từ “and” của câu liệt kê, xuống giọng sau liên từ “And”. Ngoài ra, ngữ điệu còn rơi vào người hoặc vật được liệt kê cuối cùng của danh sách để nói rằng danh sách đã kết thúc.
Ví dụ:
I like soccer, volleyball and basketball.
5.3. Ngữ điệu tiếng Anh trong câu suy nghĩ, chưa hết ý
Các câu suy nghĩ và chưa biểu đạt hết ý sẽ có cách diễn đạt như sau:
Ví dụ: What season of the year do you like? Hmm, ➚summer is ➘great… (but…)
5.4. Quy tắc ngữ điệu trong câu điều kiện
Một câu điều kiện thường có ngữ điệu như sau:
Ví dụ: Câu “If you have any ➚problems, just ➘contact me”.
6. Quy tắc ngữ điệu xuống – lên
Chúng ta thường sử dụng ngữ điệu xuống lên trong cùng một từ. Cách sử dụng này thường biểu thị sự không chắc chắn về câu trả lời. Ngoài ra trong lời yêu cầu hay gợi ý lịch sự, ngữ điệu xuống lên cũng được sử dụng..
Ví dụ:
Nhấn xuống – lên trong cùng 1 từ như: “I don’t quite ➘re➚member”
7. Cách luyện tập ngữ điệu chuẩn giọng bản xứ
7.1. Luyện nhấn trọng âm và ngữ điệu chính
Bạn hãy tập viết những câu đầy đủ trong cách luyện nhấn trọng âm này. Sau đó hãy lấy bút và gạch dưới các từ khóa quan trọng để nhấn mạnh ý chính trong câu.
Hãy luyện nghe và nói theo ngữ điệu của người bản xứ để nói tiếng Anh chuẩn. Để dễ nhận biết lỗi sai và nâng cao trình độ, hãy ghi âm lại và so sánh với giọng đọc chuẩn. Ngữ điệu của bạn sẽ được chỉnh sửa kịp thời với cách làm này.
7.2. Luyện ngữ điệu bằng tài liệu có sẵn tại nhà
Nếu biết tận dụng nguồn tài liệu sẵn có, việc luyện ngữ điệu tại nhà sẽ không quá khó khăn với bạn. Nguồn tài liệu trên Internet có thể cung cấp mọi thứ bạn cần. Chỉ cần một thiết bị được kết nối mạng, bạn có thể lên Google để tìm kiếm mọi thông tin. Tuy nhiên bạn cần lựa chọn nguồn dữ liệu uy tín.
8. Một số câu hỏi phổ biến
8.1. Khi nào nên nhấn giọng xuống?
Các trường hợp cần nhấn giọng xuống tổng hợp cho bạn như sau: câu chào hỏi, cuối câu hỏi WH, cuối câu trần thuật, cuối câu đề nghị, mệnh lệnh, câu cảm thán thể hiện sự tiêu cực.
8.2. Khi nào nên nhấn giọng lên?
Các trường hợp cần nhấn giọng lên: cuối câu hỏi Yes/No, cuối câu hỏi đuôi, khi thể hiện cảm xúc tích cực, câu cầu khiến, khi xưng hô thân mật.
Vậy là Bác sĩ IELTS đã cung cấp cho bạn khá đầy đủ về cách đọc ngữ điệu trong tiếng Anh trong bài viết trên. Hy vọng bạn sẽ có được những thông tin bổ ích sau khi hoàn thành xong bài viết này. Bạn có thể tham khảo thêm kiến thức về phất âm tại thư viện IELTS Speaking nhé!
Bình luận