Phần đọc hiểu trong bài thi tiếng Anh là phần khá “khó nhai” đối với nhiều bạn học sinh vì nó tương đối dài và chứa một lượng lớn thông tin cần phải xử lý. Hôm nay, Bác Sĩ IELTS sẽ cung cấp đến các bạn các bí quyết về cách làm tốt bài đọc hiểu tiếng Anh trong kỳ thì THPTQG nói riêng và trong cả những kỳ thi khác nói chung nhé!
Một số điều cần lưu ý khi làm bài đọc hiểu
- Đừng bao giờ cố gắng đọc hết và dịch hết nghĩa của toàn bài, bạn sẽ không có đủ thời gian đâu!
- Bạn không cần phải biết tất tần tật tất cả các từ vựng và ngữ pháp thì mới có thể làm bài, sẽ có những từ cùng những cấu trúc ngữ pháp bạn chưa gặp bao giờ xuất hiện trong bài đọc, nhưng cũng đừng lo lắng quá. Hãy đọc câu hỏi và tập trung tìm cách trả lời.
- Hầu hết các câu hỏi đều theo trình tự từ trên xuống dưới trong đoạn văn.
- Hãy đọc kỹ đề trước khi làm, đã có nhiều trường hợp các bạn đọc không kỹ đề và đáp án phần trắc nghiệm dẫn tới sai sót, mất điểm không đáng có.
- Với những câu bạn không biết, hãy để dành sau cùng, nhưng hãy nhớ nguyên tắc là không bỏ trống bất kì câu nào cả nhé.
Xem thêm:
Cách học bảng chữ cái tiếng Anh và cách phát âm đơn giản nhất
Lưu ngay bảng chữ cái tiếng Anh dành cho người mới bắt đầu chuẩn nhất
Các bước làm bài đọc hiểu tiếng Anh hiệu quả
Không chỉ là bài thi tiếng Anh THPTQG mà còn đối với các kỳ thi ngoại ngữ khác, bạn có thể ứng dụng các bước làm bài đọc hiểu sau:
Bước 1 – Đọc lướt
Sử dụng chiến lược đọc lướt, trước khi đi vào văn bản thì bạn sẽ đọc trước tiêu đề (nếu có), “skimming” (lướt) và “scanning” (quét) một lượt văn bản, nhất là đoạn mở đầu và đoạn kết bài, xác định một số từ khóa để đoán biết được nội dung – điều này sẽ làm cho quá trình giải quyết các câu hỏi sau dễ dàng hơn.
Bước 2 – Xử lý các câu hỏi về thông tin tổng quát & từ vựng
Câu hỏi về thông tin tổng quát như nội dung chính của văn bản (the main idea, the topic, the subject, the main point of the author,…) được cho với mục đích đánh giá khả năng đọc lướt tìm ý chính của bạn. Nếu như đã hoàn thành bước 1 thì bạn có thể giải quyết dạng câu hỏi này rất dễ dàng. Hãy chú ý rằng ý chính phải là ý chính toàn bài chứ không phải của riêng 1 đoạn văn.
Đối với các câu hỏi về từ vựng (điền từ, tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa,…) thì chúng đòi hỏi kiến thức từ vựng của bạn, do đó trước khi làm bài thì bạn phải nắm vững được một vốn từ nhất định, đọc cả câu để hiểu chính xác nghĩa của nó, hoặc bạn có thể ghép thử các đáp án vào câu xem đáp án nào phù hợp nhất.
Còn với dạng câu hỏi liên hệ từ vựng (What does the word “It/ they/ them/ this/ those/…” in line ” – ” refer to?) thì bạn cần đọc câu ngay trước câu có từ in đậm để tìm câu trả lời, tuy nhiên đôi khi đề bài sẽ đánh đố bằng những từ và câu gần giống nhau nên bạn cần phải tập trung và chú ý đọc kỹ phần này.
Bước 3 – Xử lý các câu hỏi thông tin chi tiết trong bài
Về các câu hỏi yêu cầu thông tin chi tiết trong bài đọc, ta có các dạng phổ biến sau:
- Stated detail questions – tìm thông tin chi tiết (According to the passage…, It is stated in the passage…, The passage indicates that…, Which of the following is true…?)
- Negative factual questions – lấy thông tin đối lập (Except, not mentioned, less likely,…)
Với 2 dạng câu hỏi này, từ vựng trong các đáp án đưa ra sẽ không hoàn toàn giống hệt như những thông tin trong bài viết mà thường người ta sẽ sử dụng từ đồng nghĩa hoặc paraphrase lại câu. Do đó khi làm bài thì bạn phải chú ý nắm keywords và tìm đoạn văn chứa keywords đó, tránh bị nhầm lẫn và chọn sai đáp án.
- Câu hỏi ngụ ý – inference question (What is the author’s tone in this passage?, Which of the following can be inferred from the passage?)
Có thể bạn quan tâm:
- Thành thạo cách đọc phiên âm tiếng Anh Mỹ chỉ trong 5 phút
- Bật mí mẹo khoanh trắc nghiệm tiếng Anh phần phát âm tỷ lệ đúng cực cao
- Một số tips nhỏ giúp bạn có được cách phát âm tiếng Anh chuẩn như người bản xứ
Đây là dạng câu hỏi tương đối hóc búa khi nó yêu cầu sự hiểu biết trong kỹ năng đọc hiểu và khả năng suy luận cao của người làm bài, do đó chúng tôi khuyên các bạn nên làm dạng câu hỏi này sau cùng để đảm bảo thời gian. Khi giải quyết câu hỏi thế này, bạn cần xem lại ý chính của đoạn văn, đọc các đáp án, tìm từ khóa ở các đáp án rồi đọc lại thông tin liên quan đến các từ khóa đó trong bài đọc.
Ngoài ra, bạn cần xem lại giọng văn của tác giả để suy luận đáp án. Các giọng văn phổ biến trong những bài viết thường là là: Positive (tích cực); Negative (tiêu cực); Neutral (trung lập); Supportive (ủng hộ); Skeptical (nghi ngờ) hoặc đôi khi còn có cả Ironic (mỉa mai).
Phần bài đọc hiểu trong các kỳ thi tiếng Anh mặc dù sẽ có thể gây khó khăn cho nhiều bạn nhưng nếu nắm vững được kiến thức cũng như kỹ năng làm bài, thì chúng tôi tin rằng các bạn sẽ dễ dàng chinh phục được điểm cao trong phần bài thi này mà thôi. Ngoài những cách làm tốt bài đọc hiểu tiếng Anh trên, các bạn cũng có thể tham khảo tại thư viện IELTS Speaking để củng cố thêm nhé! Chúc các bạn học thật tốt và hẹn các bạn ở những bài viết sau!
Bình luận