Đối với ai đang bắt đầu học tiếng Anh thì nên học theo lộ trình để đạt được kết quả tốt nhất. Học theo lộ trình giúp bạn vừa tiết kiệm thời gian học, vừa có được nhiều kiến thức. Bài viết dưới đây Bacsiielts sẽ giới thiệu tới bạn lộ trình học phát âm tiếng Anh phù hợp với người mới bắt đầu.
1. Phát âm tiếng Anh chuẩn quan trọng như thế nào?
Phát âm chuẩn sẽ giúp bạn nói tiếng Anh hơn. Phát âm tiếng Anh chuẩn không chỉ giúp người đọc hiểu hết thông điệp mà bạn muốn truyền tải mà nó còn giúp bạn có cảm tình trong mắt người khác. Người nghe sẽ thấy bạn là một người phát âm tiếng Anh rất tốt mặc dù bạn chỉ sử dụng những cấu trúc đơn giản.
Ngoài ra, khi nói chuyện, giao tiếp tiếng Anh với mọi người, đặc biệt là người nước ngoài. Nếu phát âm không chuẩn sẽ dẫn đến những tai hại rất ngớ ngẩn. Chính vì vậy, bạn nên luyện tập phát âm tiếng Anh mỗi ngày để cải thiện tốt nhất có thể nhé.
Có thể bạn quan tâm:
Lộ trình học tiếng Anh giao tiếp tại nhà
Thành thạo quy tắc nối âm và nuốt âm trong tiếng Anh chỉ trong vài phút
2. Học phát âm tiếng Anh như thế nào?
Bảng phiên âm quốc tế IPA
Có lẽ khi bắt đầu học bảng chữ cái tiếng Anh ai cũng sẽ thắc mắc liệu tiếng Anh có thể đánh vần giống trong tiếng Việt hay không? Câu trả lời là hoàn toàn có.
Bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế (viết tắt: IPA) là hệ thống các ký hiệu ngữ âm được các nhà ngôn ngữ học tạo ra, sử dụng nhằm thể hiện các âm tiết trong mọi ngôn ngữ một cách chuẩn xác và riêng biệt.
Bảng phiên âm quốc tế IPA gồm 44 âm cơ bản, 20 nguyên âm và 24 phụ âm. Đến đây, có lẽ nhiều bạn sẽ nhớ đến 5 nguyên âm và 21 phụ âm đã được học, vậy chúng có liên hệ gì với các nguyên âm và phụ âm trong bảng phiên âm Quốc tế IPA?
Ở đây, các bạn cần có sự phân biệt giữa chữ cái nguyên âm với nguyên âm, giữa chữ cái phụ âm âm với phụ âm.
- 5 chữ cái A I U E O thực chất là 5 chữ cái nguyên âm (thường được gọi tắt là nguyên âm), các chữ cái còn lại chính là các chữ cái phụ âm.
Còn các nguyên âm và phụ âm trong bảng phiên âm IPA là các cách phát âm của chúng.
Ngoài ra, các âm trong bảng phiên âm quốc tế IPA còn được chia ra thành: Âm hữu thanh và âm vô thanh.
- Âm hữu thanh: Các phụ âm hữu thanh: /b/, /d/, /g/, /δ/, /ʒ/, /dʒ/, /m/, /n/, /ng/, /l/, /r/, /y/, /w/, /v/ và /z/.
- Âm vô thanh: Các phụ âm vô thanh: /p/, /t/, /k/, /f/, /θ/, /s/, /∫/, / t∫/, /h/.
- Nguyên âm (vowel sounds)
Nguyên âm đều là những âm hữu thanh, bao gồm 12 nguyên âm đơn và 8 nguyên âm đôi.
- Phụ âm (consonants)
Phụ âm bao gồm 15 phụ âm hữu thanh và 9 phụ âm vô thanh.
- Hiện tượng ngữ âm trong tiếng Anh
Hiện tượng ngữ âm tiếng Anh bao gồm Trọng âm, Nối âm và Ngữ điệu trong câu. Hiện tượng ngữ âm giúp người nghe cảm thấy câu nói hay hơn, trôi chảy hơn. Đây là ba phần quan trọng nhất mà bất cứ người học tiếng Anh nào đều phải biết.
Xem bài viết liên quan:
[Miễn phí] Download bộ tài liệu học phát âm tiếng Anh chuẩn nhất
Bỏ túi các cách phát âm ed trong tiếng Anh dễ nhớ nhất
3. Lộ trình học phát âm tiếng Anh cho người mới bắt đầu
Phần 1: Luyện tập cơ miệng
Luyện tập cơ miệng giúp bạn nhấn nhá tiếng Anh hay hơn. Một số bài tập bạn có thể tham khảo: bài tập cơ miệng, thổi hơi qua miệng, bài tập cơ lưỡi, bài tập lấy hơi từ bụng,…
Phần 2: Ngữ âm cơ bản
Phiên âm Quốc tế IPA được chia thành 2 phần chính. Phần phía trên màu xám chính là Nguyên âm (vowels) gồm 2 phần nhỏ hơn: màu xám nhạt là Nguyên âm đơn (Monophthongs) và phần xám đậm là Nguyên âm đôi (Diphthongs). Phần bên dưới màu vàng là Phụ âm (consonants). Khi học bảng phiên âm Quốc tế IPA, chúng ta sẽ học lần lượt từ Nguyên âm đơn, Nguyên âm đôi đến Phụ âm.
Nguyên âm (vowel sounds).
Nguyên âm bao gồm 12 nguyên âm đơn và 8 nguyên âm đôi.
Nguyên âm đơn (Monophthongs)
Có tất cả 12 nguyên âm đơn tất cả, chia thành 3 hàng và 4 cột. Với các nguyên âm đơn, chúng ta sẽ học theo từng hàng.
Nguyên âm đôi (Diphthongs)
Nguyên âm đôi là nguyên âm được ghép từ hai nguyên âm đơn khác nhau. Với các nguyên âm đôi, chúng ta sẽ học theo các cột.
Phụ âm (consonants)
Phụ âm là âm phát từ thanh quản qua miệng hay những âm khi phát ra thì luồng khí từ thanh quản lên môi bị cản trở, bị tắc ví dụ như lưỡi va chạm với môi, răng, 2 môi va chạm… trong quá trình phát âm.
Lưu ý rằng, phụ âm chỉ phát ra thành tiếng trong lời nói chỉ khi được phối hợp với nguyên âm.
Lưu ý:
Các âm sau : /iː/, /ɜː/, /ɑː/, /eɪ/, /dʒ/, /j/, /θ/, /l/. Đây là 8 âm rất đặc biệt vì chúng thường xuất hiện trong các bài kiểm tra ở mức độ khó. Do đó, bạn hết sức lưu ý và nên học thuộc lòng cách phát âm nhé.
Những âm này khi phát âm thì khẩu hình miệng đặt ở vị trí tối đa và bạn mở thạt rộng cơ miệng. Do đó, miệng của bạn sẽ linh hoạt hơn khi học phát âm những âm này.
Bạn có thể học phát âm tại những trang web dưới đây:
Top những trang web uy tín giúp bạn học phát âm tiếng Anh online miễn phí hot nhất hiện nay
Nắm chắc cách đọc năm trong tiếng Anh chuẩn nhất
Phần 3: Học các hiện tượng ngữ âm
Trọng âm trong tiếng Anh
- Trọng âm của từ
Tiếng Anh được chia ra từ 2 âm tiết và 3 âm tiết trở lên. Trong một từ sẽ luôn có có một âm tiết phát âm khác biệt hẳn so với những âm tiết còn lại của từ về độ dài, độ lớn và độ cao khi đọc.
Do đó, khi đọc bạn cần nhấn đúng trọng âm để phát âm sao cho chuẩn nhất nhé.
Ví dụ:
Với từ Happy /ˈhæpi/ trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất
Với từ Arrange /əˈreɪndʒ/ trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai
Với từ Engineer /ˌendʒɪˈnɪr/ có hai trọng âm: trọng âm chính rơi vào âm tiết thứ ba /nir/ và trọng âm phụ rơi vào âm tiết thứ nhất /en/
- Trọng âm của câu
Trọng âm của câu tạo ra ngôn ngữ và tiếng nhạc cho câu. Khi đọc cả một câu, bạn nên nhấn đúng trọng âm vào những từ quan trọng. Khi nhấn đúng trọng âm tức là bạn đang muốn nhấn mạnh thông tin mà mình muốn truyền đạt.
Ví dụ:
I love you (Tôi chứ không phải ai khác yêu bạn)
I love you (Tôi yêu bạn, chứ không đơn giản là thích)
I love you (Người tôi yêu là bạn, chứ không phải ai khác)
- Nối âm trong tiếng Anh
Trường hợp 1: Phụ âm đứng trước nguyên âm
Phụ âm đứng trước nguyên âm thì ta đọc nối phụ âm với nguyên âm. Ví dụ “make up”, bạn đọc liền chứ không tách rời 2 từ: /‘meikʌp/.
Tuy nhiên, cũng có khá nhiều trường hợp đặc biệt không theo quy tắc. Ví dụ: “have (it)” đọc là /hævit/.
Hoặc đối với những cụm từ viết tắt, ví dụ như “LA” (Los Angeles) phải đọc là /el lei/; “MA” (Master of Arts) phải đọc là /em mei/…
Nói tóm lại, là bạn nên học thật nhiều để cọ sát được với nhiều từ nhất có thể.
Trường hợp 2: Nguyên âm đứng trước nguyên âm
Khi có 2 nguyên âm đứng cạnh nhau thì bạn cần thêm một phụ âm vào giữa 2 nguyên âm để nối. Có thể thêm phụ âm theo 2 nguyên tắc sau:
– Đối với nguyên âm tròn môi(khi phát âm những âm này, môi nhìn giống hình chữ “o”, ví dụ:“ou”, “u”, “au”,…) bạn cần thêm phụ âm “w” vào giữa. Ví dụ “do it” sẽ được đọc thành /du: wit/.
– Đối với nguyên âm dài môi (khi phát âm âm này, môi kéo dài sang 2 bên) ví dụ: “e”, “i”, “ei”,… bạn thêm phụ âm “y” vào giữa. Ví dụ: “I ask” sẽ được phát âm thành /ai ya:sk/.
Thực hành đọc: USA /ju wes sei/, VOA /vi you wei/, XO /eks sou/,…
Trường hợp 3: Phụ âm đứng trước phụ âm
Về nguyên tắc, khi có 2 hay nhiều hơn phụ âm cùng một nhóm đứng gần nhau, bạn chỉ đọc duy nhất 1 phụ âm.
Ví dụ “want to” (có 3 phụ âm n, t và t cùng thuộc nhóm phụ âm sau răng đứng gần nhau) sẽ được đọc là /won nə/.
Ngoài các trường hợp trên còn rất nhiều các trường hợp đặc biệt khác bạn sẽ bắt gặp trong quá trình học tiếng Anh. Nhiều trường hợp không có quy tắc, để nhớ được người học phải luyện tập nhiều để hình thành phản xạ trong cách nói.
- Ngữ điệu trong tiếng Anh
Bạn có thể tham khảo 7 quy tắc ngữ điệu dưới đây nhé.
Quy tắc 1: Đối với câu trần thuật, thường sẽ xuống giọng ở cuối câu
Ví dụ: I am a student
Quy tắc 2: Đối với các câu hỏi WH (what, where, when, why, whose, whom, who) và how, người đọc xuống giọng ở cuối câu
Ví dụ: What is your name?
Quy tắc 3: Đối với câu hỏi Yes/ No, chúng ta lên giọng ở cuối câu
Ví dụ: Do you know where he is?
Quy tắc 4: Đối với câu liệt kê lên giọng sau mỗi dấu “,” và trước từ “and”, xuống giọng ở cuối câu
Ví dụ: I like lily, rose, daisy and many other kinds of flower.
Quy tắc 5: Đối với câu hỏi lựa chọn, xuống giọng ở cuối câu
Ví dụ: What do you want to drink, tea or coffee?
Quy tắc 6: Đối với câu hỏi đuôi:
Xuống giọng ở cuối câu khi người nói chắc chắn điều mình nói và mong đợi nhận được sự đồng ý
Ví dụ: She is so pretty, isn’t she? (xuống giọng ở “pretty”, “she”)
Xuống giọng ở cuối câu khi người nói muốn xác định lại điều mình hỏi là đúng hay không
Ví dụ: You know him, don’t you? (xuống giọng ở “him”, lên giọng ở “you”)
Quy tắc 7: Đối với câu cảm thán, xuống giọng ở cuối câu
Ex: Omg, what a beautiful dress you have!
4. Giới thiệu phần mềm học phát âm tiếng Anh miễn phí hay nhất
Hiện nay có khá nhiều phần mềm học phát âm tiếng Anh dành cho người mới bắt đầu. Một trong số đó phải kể đến Talk it. Đây là phần mềm hỗ trợ học phát âm tiếng Anh chuẩn nhất bằng việc đưa ra hướng dẫn cách đọc chuẩn nhất của từng từ, từng câu.
Bạn có thể tùy chọn tính năng về tốc độ đọc, giọng đọc cho mình sao cho phù hợp nhất nhé.
Tùy chọn các tính năng trên cửa sổ chương trình:
– Pitch: Độ
– Personality: Giọng của người đọc: man (đàn ông), woman (Phụ nữ); child (trẻ em); little Man, strong man, old woman,…
– Speed: Điều chỉnh tốc độ đọc
– Pitch Quality: Chất lượng
Trên đây là lộ trình học phát âm tiếng Anh mà mình muốn giới thiệu tới bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập. Các bạn cũng có thể tham khảo thêm kiến thức tại thư viện IELTS Speaking nhé!
Bình luận