Phòng Khám IELTS

Giải đáp hết mọi thắc mắc "Tại sao"
trong quá trình học IELTS.

Một số cách học tiếng Anh cho người mất gốc

Trong thời buổi hội nhập hiện nay, việc sở hữu cho mình một hoặc nhiều ngoại ngữ, nhất là đối với tiếng Anh – ngôn ngữ quốc tế được sử dụng ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, thì nắm vững kiến thức tiếng Anh đối với học sinh, sinh viên và người đi làm là vô cùng cần thiết để có thể phát triển trong môi trường học tập và làm việc. Trong bài viết dưới đây, Bác Sĩ IELTS xin gửi đến các bạn cách học tiếng Anh cho người mất gốc, giúp các bạn bắt đầu từng bước lấy lại được căn bản tiếng Anh.

cách học tiếng Anh cho người mất gốc
Một số cách học tiếng Anh cho người mất gốc

Mất gốc tiếng Anh là gì?

Khi nhắc đến “mất gốc” có nghĩa là nhắc đến việc bị “hổng” các kiến thức nền tảng. Do đó, “mất gốc” tiếng Anh đồng nghĩa với việc bạn không có đủ kỹ năng nghe hiểu và tự tin sử dụng, giao tiếp với người khác bằng thứ ngôn ngữ này. Dưới đây là một số biểu hiện khác của việc bị “mất gốc” tiếng Anh:

  • Không thể đọc hiểu, nghe và nói tiếng Anh dù là những thứ cơ bản nhất như thông tin cá nhân
  • Không thể tập trung khi học tiếng Anh
  • Không thể học và ghi nhớ bảng chữ cái, bảng số, từ vựng đơn giản, phát âm của từ vựng, không nhớ cấu trúc ngữ pháp, từ mới, quy tắc, không thể làm các bài tập đơn giản
NHẬP MÃ BSI5TR - GIẢM NGAY 5 TRIỆU HỌC PHÍ CHO CÁC KHÓA HỌC IELTS
Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng

Nguyên nhân dẫn tới “mất gốc” tiếng Anh

Việc bạn “mất gốc” tiếng Anh có thể bắt nguồn từ nhiều lý do, có thể là vì một trong các nguyên nhân sau:

  • Không đầu tư cho việc học tiếng Anh từ khi còn học phổ thông, đợi đến khi đi làm hay cần bằng cấp mới bắt đầu học, vì thế nên khả năng tiếp thu giảm đi
  • Bị phân tâm với nhiều mối lo khác nhau, không tập trung học được
  • Đi học tại các trung tâm kém chất lượng, không tìm được phương pháp học phù hợp, gây lãng phí thời gian và tiền bạc
  • Nguyên nhân khác: tâm lý lo sợ, e ngại, không có động lực, etc.

Mặc dù có nhiều lý do đến đâu, thì nguyên nhân chính của việc “mất gốc” tiếng Anh luôn luôn nằm ở bản thân bạn. Vì vậy, để giải quyết được câu đố này, chính bạn sẽ là người phải cố gắng, nỗ lực hết mình để cải thiện khả năng sử dụng ngoại ngữ của bản thân. Phần tiếp theo đây, chúng mình sẽ giới thiệu đến bạn một số phương pháp tự học.

Xem thêm:

Top những câu nói tiếng Anh hay về Tình bạn ý nghĩa nhất bạn nên biết

Tự tin thuyết trình bằng tiếng Anh với những mẫu câu này

Một số phương pháp học cho người “mất gốc” tiếng Anh

Để bắt đầu, nghĩa là bạn sẽ phải “làm lại mọi thứ từ số 0”, bạn sẽ phải học và ôn luyện từ những thứ căn bản nhất, xây dựng cho mình một nền tảng vững chắc trước khi tiến đến xa hơn.

Xác định mục tiêu

Không chỉ trong khi học tiếng Anh mà còn là trong lúc học tập hay làm việc, chúng ta luôn luôn phải đặt ra mục tiêu cho bản thân. Bạn hãy tự hỏi, mình học tiếng Anh để làm gì, tiếng Anh sẽ giúp ích được gì cho việc học và công việc của mình sau này,… 

Việc đặt ra mục tiêu cho việc học Tiếng Anh sẽ giúp bạn tự tạo động lực cho mình để tập trung vào việc học tốt hơn. Ví dụ, bạn đặt mục tiêu sẽ đạt tới trình độ A1 tiếng Anh trong 6 tháng chẳng hạn, thì bạn sẽ có định hướng rõ ràng và sẽ tập trung với việc học hơn là mơ hồ không có mục tiêu.

Học phát âm

Việc phát âm không đúng chính là rào cản lớn nhất cho những người nước ngoài khi học tiếng Anh. Vì thế, học phát âm đối với người mất gốc lẫn người mới bắt đầu là vô cùng quan trọng, gần như là ưu tiên hàng đầu bởi có phát âm đúng thì người nhận thông tin mới có thể hiểu được những gì bạn truyền tải. Các bạn nên chú ý bởi nếu khi mới bắt đầu học mà phát âm sai thì sẽ hình thành thói quen, sau này sẽ rất khó sửa.

Đầu tiên, bạn cần phải học bảng phiên âm quốc tế – IPA (International Phonetic Alphabet), nắm vững được nó, thì mọi phát âm tiếng Anh sẽ không thể làm khó bạn được nữa. Trong các từ điển giấy và từ điển mạng đều sẽ có phiên âm sau các từ vựng, nhất là đối với từ điển mạng như Oxford Learner’s Dictionaries, hay là Cambridge Dictionary, bạn có thể tra cứu các từ vựng, phiên âm cũng như lắng nghe cả 2 giọng phát âm Anh – Anh và Anh – Mỹ để học theo.

Một số mẹo học phát âm:

  • Học bảng phiên âm IPA, tra cứu từ vựng
  • Ghi chép phiên âm và lắng nghe người bản xứ đọc
  • Thực hành đọc theo, ghi âm để đánh giá và cải thiện
bảng phiên âm IPA
Học phát âm

Ôn luyện từ vựng

Ngoài phát âm, thì sở hữu cho bản thân một vốn từ vựng đầy đủ cũng là rất cần thiết. Xây dựng vốn từ vựng từ cơ bản đến chuyên ngành sẽ giúp bạn đạt mục tiêu nắm vững ngữ cảnh và phản xạ nhanh trong giao tiếp. Ngoài các từ điển như Oxford hay Cambridge, bạn cũng có thể tham khảo bộ sách English Vocabulary in Use – Michael McCarthy & Felicity O’Dell, đây bộ “chân kinh” của người học tiếng Anh, có chia cấp độ từ cơ bản đến nâng cao với giải thích vô cùng rõ ràng và chi tiết.

Ngoài ra, đây là một số mẹo học từ vựng tiếng Anh dành cho bạn:

  • Học đúng trình độ – hãy bắt đầu với các từ vựng cơ bản
  • Học cụm từ trong câu – có ví dụ sẽ dễ nhớ hơn
  • Học từ vựng nhiều lần – lặp đi lặp lại đến khi nào bạn nhớ
  • Ứng dụng vào đời sống – học đi đôi với hành

Ôn luyện ngữ pháp

Thông thạo cấu trúc ngữ pháp là tối quan trọng trong việc học và sử dụng tiếng Anh. Trong những bài kiểm tra hay bất kỳ văn bản nào tiếng Anh thì điều tối kỵ là không được sai ngữ pháp. Việc học ngữ pháp tiếng Anh tuy vậy sẽ trở nên khó khăn nếu như bạn không có mục tiêu và lộ trình phù hợp. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:

  • Học đúng trình độ – hãy bắt đầu từ cơ bản, như 12 thì căn bản trong tiếng Anh chẳng hạn, rồi mới đến các mệnh đề, các ngữ pháp câu – từ nâng cao hơn
  • Học bằng ví dụ, tự đặt 2 đến 3 câu theo ngữ cảnh khác nhau cho một cấu trúc ngữ pháp, sau đó chép lại nhiều lần để ghi nhớ
  • Ứng dụng vào đời sống – học đi đôi với hành, hãy học cách sử dụng các cấu trúc này trong khi viết và nói

Một số tài liệu học ngữ pháp tiếng Anh cho người mới bắt đầu hoặc người mất gốc phổ biến:

  • Giải thích ngữ pháp tiếng Anh – Mai Lan Hương
  • English grammar in use – Raymond Murphy
  • Basic English Grammar – Betty Schrampfer Azar
  • Basic English Grammar Book 1 / 2 – Mew Yew Hwa, Annie Seaton

Có thể bạn quan tâm:

Luyện tập chủ đề Talk about your daily routine – Ielts Speaking

Luyện chủ đề Talk about natural disasters tại nhà – Ielts Speaking

Luyện kỹ năng nghe 

Để luyện tập kỹ năng nghe hiệu quả nhất, có một số mẹo sau cho các bạn:

  • Học đúng trình độ – hãy bắt đầu từ cơ bản, ban đầu bạn chỉ cần nghe những đoạn hội thoại nhỏ về cuộc sống hằng ngày (chào hỏi, thời gian, kế hoạch, địa điểm, etc.) với thời lượng ngắn và tốc độc vừa phải để quen dần, sau đó mới tiến tới những chủ đề khó hơn.
  • Ban đầu hãy nghe hết cả đoạn hội thoại để nắm bắt ý chính, sau đó nghe lại và ghi chú những thông tin cần thiết – điều này đòi hỏi bạn phải biết xác định xem đâu là điều mình cần nghe.
  • Nghe chép chính tả – giúp kiểm tra lại từ vựng, ngữ pháp cũng như khả năng nghe chi tiết của bạn.

Hiện tại trên Youtube có rất nhiều video giúp bạn cải thiện kỹ năng nghe. Ví dụ như:

  • BBC Learning English
  • Jennifer ESL
  • Speak English With Mr. Duncan
  • VOA Learning English

Ngoài ra, việc xem phim hay nghe nhạc tiếng Anh cũng là một cách giúp các bạn cải thiện kỹ năng nghe của mình. Hãy bắt đầu với việc để phụ đề tiếng Anh trước, sau đó tắt phụ đề đi để kiểm tra xem bản thân có thể hiểu đến đâu nhé!

 cách học tiếng Anh cho người mất gốc
Luyện kỹ năng nghe 

Luyện kỹ năng đọc hiểu

Để thành thạo kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, bao gồm việc đọc nhiều và lựa chọn cho bản thân các phương pháp phù hợp. Bác Sĩ IELTS giới thiệu bạn những mẹo nhỏ sau:

  • Học đúng trình độ – hãy bắt đầu từ cơ bản với những bài đọc ngắn và từ vựng đơn giản, sau đó từ từ tiến lên những bài đọc chuyên sâu hơn
  • Nghiêm túc khi đọc, không để bản thân bị phân tâm
  • Luyện đoán từ trong ngữ cảnh, gạch chân từ chưa biết, sau đó tra từ điển để học nghĩa
  • Thường xuyên ôn lại từ vựng, đặt câu, áp dụng cấu trúc ngữ pháp vào cuộc sống để quen thuộc với các từ này hơn
  • Luyện đọc với truyện hay bài báo với những chủ đề bạn thích sẽ giúp bạn hứng thú hơn với bài đọc
  • Gạch chân từ khóa và tóm tắt lại ý chính của bài sau khi đọc – bạn sẽ kiểm tra được xem mình hiểu được bao nhiêu phần nội dung của bài

Một số trang web giúp bạn luyện kỹ năng đọc hiểu với những bài đọc và câu hỏi từ dễ đến khó:

  • Lingua
  • British Council: Learn English Online
  • ereadingworksheets
  • ESL Easy Reading

Luyện kỹ năng nói

Nói – speaking, đối với nhiều bạn kể cả có “mất gốc” hay không thì vẫn là phần “đáng sợ” nhất vì khi đó bạn sẽ phải giao tiếp trực tiếp, “nhảy số” ý tưởng ngay lập tức chứ không có thời gian suy nghĩ như khi viết giấy. Để luyện kỹ năng nói, Bác Sĩ IELTS cho lời khuyên như sau:

  • Đặt mục tiêu – phát âm chính xác, đúng ngữ điệu, phản xạ nhanh
  • Học đúng trình độ – hãy bắt đầu từ cơ bản với việc luyện nói chậm theo những chủ đề ngắn và đơn giản, và học những idioms cùng phrases căn bản để sử dụng thường xuyên
  • Luyện nói trước gương hoặc ghi âm bài nói rồi nghe lại để tăng sự tự tin, điều chỉnh khẩu hình miệng và phát âm cho phù hợp
  • Nếu được, bạn hãy tìm cho mình những người bạn đồng hành để học tập và cùng nhau phấn đấu

Một số website giúp bạn luyện nói, vừa cung cấp audio vừa có các idioms và phrases giúp bạn sử dụng tiếng Anh dễ dàng, thành thạo hơn:

  • Talkenglish
  • Englishspeaking
  • English-at-home
  • Kênh Youtube Letstalk
  • Easy Language Exchange – kết bạn và học nói cùng người bản xứ

Hy vọng với bài viết trên, chúng mình đã đưa ra cách học tiếng Anh cho người mất gốc và ngày càng cải thiện những kỹ năng ngoại ngữ của mình. Các bạn cũng có thể tham khảo thêm tại thư viện IELTS Speaking. Tuy nhiên, không chỉ là các phương pháp hay tài liệu, việc bạn có thành công trên con đường chinh phục tiếng Anh hay không sẽ tùy thuộc vào ý chí và sự quyết tâm của chính bạn đấy! Hãy luôn nỗ lực hết mình nhé!

Bình luận

Bình luận