Phòng Khám IELTS

Giải đáp hết mọi thắc mắc "Tại sao"
trong quá trình học IELTS.

Giải đắc thắc mắc: Học ngành Ngôn ngữ Anh ra trường làm gì?

Nhiều người đang đặt ra câu hỏi học ngành Ngôn ngữ Anh ra trường làm gì? Có một số người cho rằng ngành này đã “lỗi thời” và chỉ giúp cải thiện kỹ năng mềm trong lĩnh vực Ngôn ngữ, nhưng không cung cấp kiến thức chuyên môn như nhiều ngành khác. Tuy nhiên, liệu sự thực có phải như vậy không? Hãy cùng Bacsiielts.vn khám phá điều này!

1. Ngành Ngôn ngữ Anh là gì?

Ngành Ngôn ngữ Anh là gì?
Ngành Ngôn ngữ Anh là gì?

Ngành Ngôn ngữ Anh được hiểu đơn giản là một lĩnh vực học nghiên cứu và ứng dụng tiếng Anh, đồng thời cung cấp cho sinh viên kiến thức về kinh tế, tài chính, ngân hàng, thương mại quốc tế, ngành nhà hàng – khách sạn, và nhiều lĩnh vực khác. Mục tiêu là để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế của nền kinh tế.

Ngoài ra, sinh viên học ngành Ngôn ngữ Anh sẽ tiến xa hơn trong việc nghiên cứu Ngôn ngữ, văn hóa, và văn học, không chỉ của quốc gia mẹ của tiếng Anh mà còn của toàn bộ cộng đồng nói tiếng Anh trên thế giới. 

Sinh viên cũng được trang bị với những kỹ năng mềm quan trọng như giao tiếp hiệu quả, thuyết trình, phân tích, giải quyết vấn đề, và làm việc nhóm. Bên cạnh đó, họ còn được đào tạo về phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong nghề nghiệp để có khả năng hoạt động hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn liên quan đến tiếng Anh.

NHẬP MÃ BSI5TR - GIẢM NGAY 5 TRIỆU HỌC PHÍ CHO CÁC KHÓA HỌC IELTS
Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng

2. Các chuyên ngành của ngành Ngôn ngữ Anh

Để biết được học ngành Ngôn ngữ Anh ra trường làm gì? Bạn cần biết ngành học này bao gồm những chuyên ngành nào. Chương trình đào tạo trong ngành Ngôn ngữ Anh có thể khác nhau tùy theo từng trường. Tuy nhiên, thường sẽ gồm 3 chuyên ngành sau:

  • Tiếng Anh sư phạm: Ngoài kiến thức về ngôn ngữ Anh, sinh viên sẽ được đào tạo về giảng dạy, kiến thức về giáo dục, và tâm lý giảng dạy. Chương trình này chuẩn bị sinh viên cho việc dạy tiếng Anh ở các cấp học khác nhau.
  • Tiếng Anh thương mại: Chương trình này tập trung vào kiến thức tiếng Anh liên quan đến lĩnh vực kinh tế và thương mại, bao gồm cả kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, thuyết phục, và đàm phán.
  • Tiếng Anh biên – phiên dịch: Chương trình này trang bị sinh viên kiến thức về từ vựng, ngữ pháp, văn hóa, và văn học của các quốc gia sử dụng tiếng Anh. Ngoài ra, sinh viên được đào tạo các kỹ năng dịch thuật, biên phiên dịch, sử dụng thuật ngữ chuyên ngành, và vốn ngữ pháp đặc thù để diễn đạt thông tin chính xác từ ngôn ngữ gốc.

3. Học ngành Ngôn ngữ Anh ra trường làm gì? 

Học ngành Ngôn ngữ Anh ra trường làm gì? 
Học ngành Ngôn ngữ Anh ra trường làm gì? 

Học ngành Ngôn ngữ Anh ra trường làm gì? Đây là câu hỏi được nhiều bạn quan tâm khi nói đến ngành Ngôn ngữ Anh. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, tiếng Anh đóng vai trò không thể thiếu trong mọi lĩnh vực. Do đó, sinh viên tốt nghiệp Ngôn ngữ Anh có thể thực hiện nhiều công việc hấp dẫn sau khi hoàn thành chương trình học của mình, bao gồm:

  • Trở thành biên dịch viên hoặc phiên dịch viên tiếng Anh tại các tổ chức và doanh nghiệp.
  • Trở thành giáo viên hoặc giảng viên dạy tiếng Anh tại các cơ sở giáo dục.
  • Làm chuyên viên, thư ký hoặc nhân viên tại các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp có quan hệ với các quốc gia sử dụng tiếng Anh làm Ngôn ngữ chính để giao tiếp.
  • Hướng dẫn viên và chuyên viên tư vấn cho công ty du lịch, lữ hành, khách sạn, và nhà hàng.
  • Nghiên cứu về tiếng Anh và giảng dạy tại các trường đại học và trung tâm đào tạo.
  • Gia sư dạy tiếng Anh tại các cấp học từ cấp 1 đến cấp 3.
  • Phóng viên quốc tế, thư ký, và trợ lý đối ngoại cho các công ty, bộ ngoại giao, hoặc lãnh sự quán.
  • Chuyên viên trong lĩnh vực ngoại giao, tài chính, và xuất nhập khẩu.
  • Copywriter, biên tập viên, và chuyên viên làm việc cho các công ty quảng cáo, doanh nghiệp, tạp chí, và nhiều lĩnh vực khác.

Những cơ hội này đều thúc đẩy sự phát triển cá nhân và sự hữu ích của người học trong môi trường đa quốc gia và đòi hỏi sự thành thạo trong tiếng Anh.

4. Mức lương của sinh viên tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh 

Mức lương của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh sau khi ra trường cũng là vấn đề nhiều bạn mong muốn biết. Thu nhập của những người làm việc trong lĩnh vực Ngôn ngữ Anh có sự biến đổi từ 9 đến 15 triệu đồng, tùy vào vị trí công việc và khả năng của mỗi người.

Còn khi bạn làm các vị trí quản lý hoặc khi làm việc trong các tập đoàn đa quốc gia, mức thu nhập có thể cao hơn, tùy thuộc vào kinh nghiệm và năng lực cá nhân. Ngành Ngôn ngữ Anh sẽ đem lại mức thu nhập khá hấp dẫn cho bạn, nếu bạn thực sự cố gắng và nỗ lực.

5. Tố chất cần có để thành công trong ngành Ngôn ngữ Anh

Ngành Ngôn ngữ Anh đang là một trong những lĩnh vực học rất phổ biến, thu hút sự quan tâm của nhiều bạn học sinh. Để xem xét xem bạn có phù hợp với ngành này hay không, hãy cùng Bacsiielts khám phá những tố chất cần thiết để trở thành một ứng viên tiềm năng trong lĩnh vực Ngôn ngữ Anh.

Tố chất cần có để thành công trong ngành Ngôn ngữ Anh
Tố chất cần có để thành công trong ngành Ngôn ngữ Anh
  • Yêu thích giao tiếp và khám phá: Ngành Ngôn ngữ Anh thích hợp cho những bạn thích tìm hiểu, khám phá những điều mới mẻ và có khả năng giao tiếp tốt. Nếu bạn không ưa các môn học liên quan đến số liệu và tính toán, nhưng lại đam mê khám phá thế giới và tương tác với người khác, đây có thể là sự lựa chọn thích hợp.
  • Đam mê ngoại ngữ và học ngôn ngữ mới: Sự yêu thích và khả năng học ngoại ngữ là một điểm mạnh quan trọng trong ngành Ngôn ngữ Anh. Nếu bạn thích học thêm ngôn ngữ mới và thấy thú vị khi tương tác với nhiều ngôn ngữ khác nhau, ngành này có thể phù hợp với bạn.
  • Mong muốn làm việc trong môi trường quốc tế: Ngành Ngôn ngữ Anh thường mở ra cơ hội làm việc trong môi trường quốc tế và giao tiếp với nhiều quốc gia và nền văn hóa khác nhau. Nếu bạn có mong muốn này và muốn tham gia vào sự đa dạng văn hóa, ngành này có thể là lựa chọn tốt.
  • Tự tin, năng động, sẵn sàng đối mặt với khó khăn: Trong ngành Ngôn ngữ Anh, tự tin và khả năng đương đầu với thách thức là quan trọng. Bạn sẽ cần tự tin trong việc giao tiếp và giải quyết vấn đề ngôn ngữ, và sẵn sàng đối diện với những khó khăn trong việc dịch thuật và giao tiếp.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Mức lương ngành Ngôn ngữ Anh

Ngành Ngôn ngữ Anh thi khối nào?

Ngành Ngôn ngữ Anh học trường nào?

6. Giải mã 5 hiểu lầm về ngành Ngôn ngữ Anh

Nếu bạn không tìm hiểu kĩ về ngành học Ngôn ngữ Anh, chắc chắn bạn sẽ gặp nhiều thắc mắc và hiểu lầm về lĩnh vực này. Hãy cùng khám phá thêm nhé!

Học Ngôn ngữ Anh là rất dễ dàng có phải không?

Sai lầm mà hơn 80% học sinh cấp 3 thường mắc phải là cho rằng bất kỳ ai cũng có thể học tiếng Anh từ nhỏ nên hoàn toàn có thể theo học ngành này, khiến cho Ngôn ngữ Anh trở nên “quá dễ dàng” trong mắt nhiều người.

Tuy nhiên, thực tế không hề dễ dàng như chúng ta thường nghĩ. Tại các trường đại học, ngoài các môn học chung cho năm đầu, sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh phải tiếp tục học sâu về Ngôn ngữ học với các môn như: Ngữ Âm Học, Âm Vị Học, Hình Thái Học, Cú Pháp Học, Ngữ Nghĩa Học, Văn học Anh, Văn minh Anh, Văn học Mỹ, Văn minh Mỹ, và nhiều môn khác.

Vậy, hãy cân nhắc xem với kiến thức tiếng Anh mà trường cấp 3 cung cấp, liệu có đủ để theo học các môn này không? Bạn chắc chắn phải tập trung và tự học một cách chăm chỉ mới có thể đạt được kết quả như mong muốn. Vì vậy, học Ngôn ngữ Anh không hề dễ dàng như bạn có thể nghĩ đâu!

Sinh viên tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh phải cạnh tranh cao vì chỉ làm việc tại công ty nước ngoài

Thực tế, lựa chọn nghề nghiệp và địa điểm làm việc hoàn toàn phụ thuộc vào cá nhân bạn. Miễn là bạn đam mê ngành nghề này, có thể thực hiện các công việc như phiên dịch, biên dịch cho các công ty trong nước hoặc nước ngoài, hoặc làm dịch thuật cho các trung tâm ngoại ngữ. Bạn cũng có thể trở thành giáo viên hoặc giảng viên tại các trường học trong và ngoài nước.

Cũng có nhiều người lựa chọn làm giáo viên dạy tiếng Anh ở cấp trung học hoặc phổ thông. Một số khác có thể giảng dạy tiếng Anh tại các trung tâm ngoại ngữ. Điều quan trọng là hiểu rằng công việc trong các công ty nước ngoài thường có độ cạnh tranh cao, và bạn có nhiều lựa chọn khác nhau trong lĩnh vực Ngôn ngữ Anh.

Học Ngôn ngữ Anh không chỉ đơn giản là học tiếng Anh thôi

Bên cạnh việc nhiều người có thắc mắc về mục tiêu sau này khi học ngành này, còn có nhiều hiểu lầm về lĩnh vực này. Ngành Ngôn ngữ Anh không giới hạn chỉ trong việc học Ngôn ngữ mà bạn cũng cần tìm hiểu và nghiên cứu về văn hóa, lịch sử, và con người của các quốc gia sử dụng tiếng Anh như Mỹ, Anh, …

Ngoài ra, sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh cũng phải học các môn liên quan đến kinh tế, tài chính, quan hệ quốc tế, và nhiều mảng khác.

Không biết học gì nên chọn học Ngôn ngữ Anh

Rất nhiều người chưa tìm hiểu về ngành Ngôn ngữ Anh họ luôn cho rằng ngành Ngôn ngữ Anh rất dễ, đơn giản là học tiếng Anh. Và những ai không biết chọn ngành nghề nào mới chọn học ngành Ngôn ngữ Anh.

Suy nghĩ này hoàn toàn sai, mỗi ngành nghề đều có chương trình đào tạo kỹ lưỡng và có những cái khó nhất định. Vì thế, đừng vì không biết chọn ngành nào mà chọn bừa cho mình một ngành để học. Khoảng thời gian để hoàn thành chương trình đại học là 4 năm, bạn cần có sự đam mê và yêu thích và có năng khiếu với ngành nghề mới có thể hoàn thành tốt.

Học Ngôn ngữ Anh phải thi vào trường ngoại ngữ

Không nhất thiết phải thi vào trường ngoại ngữ để học ngành Ngôn ngữ Anh. Hiện nay, có hơn 500 trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc, và mỗi trường có những ưu điểm riêng.

Nếu bạn yêu thích ngành Ngôn ngữ Anh, bạn có thể nộp hồ sơ vào các trường đại học có chương trình đào tạo ngành này, không nhất thiết phải vào trường ngoại ngữ. Điều quan trọng là tìm hiểu kỹ thông tin về chương trình học, đội ngũ giảng dạy, và các cơ hội nghiên cứu hoặc thực tập phù hợp với mục tiêu và đam mê của bạn.

Xem thêm:

Nên học sư phạm Anh hay ngôn ngữ Anh?

Học Ngôn ngữ Anh có làm giáo viên được không?

Những tâm sự của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh

Không giỏi tiếng Anh có nên học Ngôn ngữ Anh không?

7. Lời kết

Bài viết trên Bác sĩ IELTS đã giải đáp học ngành Ngôn ngữ Anh ra trường làm gì? Mức lương như thế nào? Và những hiểu lầm về ngành học này. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn định hướng và đưa ra sự lựa chọn phù hợp cho bạn.